Nhắc đến công cụ hỗ trợ Nghiên cứu từ khóa thì có lẽ mọi người thường nói nhiều đến Google Keyword Planner ( tên gọi cũ là Google Keyword Tool). Tuy rằng hiện nay Keyword Planner không phải là công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất, nhưng nó là lựa chọn tối ưu nhất cho các bạn làm SEO ít vốn, vì nó miễn phí và cho chúng ta những từ khóa gợi ý khá tốt.
Bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn một cách chi tiết về công cụ Google Keyword Planner, bạn sẽ làm quen và hiểu rõ được công cụ này, từ đó sẽ chủ động hơn trong việc Nghiên cứu từ khóa cho bạn. Ngoài ra, mình sẽ lưu ý thêm cho các bạn cách Nghiên cứu từ khóa với Keyword Planner như thế nào để thu về list từ khóa chất lượng hơn.
NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA VỚI GOOGLE KEYWORD PLANNER
A. Giới thiệu tổng quan giao diện Google Keyword Planner
1. Đăng ký tài khoản Google Adwords:
Để sử dụng Free công cụ này thì đầu tiên bạn cần có tài khoản, việc đăng ký theo đúng thông lệ rất phiền phức, ở bài viết Hướng dẫn Nghiên cứu từ khóa toàn tập mình đã giới thiệu cách của anh Lê Nam để đăng ký nhanh tài khoản Adwords, để chúng ta tiện truy cập vào dùng free Keyword Planner.
2. Làm quen giao diện của Keyword Planner.
Sau khi đã có 1 tài khoản, bạn đăng nhập và chọn Tool -> Keyword Planner
Bạn sẽ thấy 3 công cụ hỗ trợ tìm kiếm như hình
Mình sẽ đi qua cách sử dụng chi tiết từng công cụ trong 3 nhóm chính trên, và sẽ nói chi tiết nhất về công cụ đầu tiên.
3. Cách sử dụng từng tính năng trong Google Keyword Planner
“Search for new keyword and ad group ideas”
Cụ thể tính năng từng mục nhỏ như sau :
Những giá trị mà bạn sẽ điền vào các ô này rất quan trọng. Kết quả từ khóa gợi ý mà Keyword Planner sẽ đưa ra phụ thuộc khá nhiều vào những gì mà bạn điền vào .
+ Your product or service : tại đây bạn sẽ điền một hoặc nhiều từ khóa mà bạn muốn tìm ý tưởng. Từ 1-3 từ là tốt nhất. Lưu ý đừng chỉ điền những từ khóa dạng Fat Head , hãy linh hoạt khi điền vào, đó là những từ khóa như “áo thun nam/ áo thun nữ” đừng chỉ có “áo thun” . Tương tự với từ khóa tiếng Anh, nên là “blue t-shirt / men hoodies..” . Một từ khóa quá rộng chỉ khiến bạn phải thao tác thêm nhiều lần thôi.
+ Your landing page : tính năng này dành cho các nhà quảng cáo Adwords, tuy nhiên, nó có thể giúp được bạn tìm được những từ khóa tiềm năng mà thậm chí đối thủ của bạn không biết đến. Trong chuỗi bài viết về kiến thức SEO nâng cao mình sẽ nói chi tiết về thủ thuật này.
+ Your Product Category : tính năng này của Keyword Planner cho phép bạn truy cập sâu hơn các dữ liệu của Google ở 1 Niche cụ thể nào đó. Trong một số trường hợp khi mà bạn không có ý tưởng gì về từ khóa chính xác để điền vào ô đầu tiên, thì việc chọn Niche này sẽ đưa ra cho bạn những kết quả người dùng thường tìm ở cùng Niche sản phẩm của bạn.
TARGETING – ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU
Tiếp theo là mục Target , tính năng này cho phép bạn giới hạn cụ thể lại đối tượng mà bạn hướng đến theo 3 lựa chọn là : Quốc gia, Ngôn ngữ và Công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo,…)
Thông thường 3 lựa chọn này được mặc định tự động là tiếng Anh “English” và quốc gia là US, sử dụng công cụ tìm kiếm Google. Bạn hãy lưu ý những mục này khi sử dụng GKP để Nghiên cứu từ khóa.
Tính năng “Negative Keywords” giúp bạn loại trừ những từ khóa mà bạn không muốn nó xuất hiện trong phần kết quả gợi ý mà GKP trả về, tính năng này có liên hệ với 1 mục là “Include” ở phần tiếp theo của giao diện.
CUSTOMIZE YOUR SEARCH – TÙY CHỈNH BỘ LỌC TÌM KIẾM
Với phần tùy chỉnh bộ lọc kết quả tìm kiếm sẽ có 3 tính năng chính mà bạn cần quan tâm :
+ Keyword Filters: cho phép bạn lọc những từ khóa tìm được theo một tiêu chí cụ thể, ở đây mình làm SEO thì quan tâm đến Search Volume (Lượng tìm kiếm hàng tháng). Giả sử bạn chỉ muốn kết quả trả về là những từ khóa có lượng tìm kiếm hàng tháng không dưới 1500.
2 ô còn lại thì những nhà quảng cáo Adwords họ mới cần quan tâm.
+ Keyword Options: cái này chỉ đơn giản là để bạn nói với GKP giới hạn lại độ rộng của kết quả mà GKP sẽ trả về cho bạn thông qua việc bật tắt ON/OFF 4 gợi ý có sẵn, mình không dùng đến cái này bao giờ. Bạn có thể thử để xem nó có giúp ích gì không rồi chia sẻ lại mình với nhé :D.
+ Keyword to include : Giao diện cũ thì mục này là Include/Exclude (Bao gồm hay Ngoại trừ) , nhưng hiện tại vì đã có mục Negative Keywords (loại trừ những từ khóa không muốn hiển thị ra kết quả) rồi nên Exclude bỏ đi.
Khi nào thì sử dụng Negative Keywords ? Ví dụ như khi bạn đã SEO cho những từ khóa liên quan đến từ chính là “áo thun nam cổ tim” rồi, bạn không muốn việc tìm ý tưởng bị trùng lặp những từ khóa cũ nữa thì cho nó vào ô này.
Get Search Volume Data and Trends
Tiếp theo là công cụ thứ 2 mà lúc đầu mình có giới thiệu ở giao diện chính của GKP.
Công cụ này đơn giản là giúp bạn kiểm tra nhanh Search Volume của 1 list từ khóa bất kỳ, thường dùng khi bạn check từ khóa đối thủ chẳng hạn. Hoặc khi bạn đã có sẵn 1 danh sách từ khóa tiềm năng trong tay, thì chỉ cần sử dụng tính năng Upload File, up file định dạng CSV chứa từ khóa lên là nó sẽ trả về cho bạn kết quả lượng tìm kiếm của list từ khóa đó ngay.
Multiply keyword lists to get new keyword ideas
Cuối cùng là công cụ cho phép bạn chọn tổ hợp những list liên quan từ khóa mà bạn cần tìm. Thường thì nó hay cho ra những từ vô nghĩa lắm, tại nó đơn giản là ghép giữa cột đầu với cột tiếp theo theo nguyên tắc tổ hợp thôi.
Nhưng nếu bạn làm SEO cho những website thương mại điện tử thì có thể bạn cần, vì nó sẽ cho ra gợi ý những từ mà khách hàng hay tìm kiếm đối với sản phẩm cụ thể nào đó. Cách làm như hình dưới.
Sau cùng bạn chỉ cần click Get Search Volume nữa là xong.
Với 3 lựa chọn công cụ trong giao diện GKP như trên thì lựa chọn nào cũng sẽ cho bạn một bảng kết quả gợi ý thế này :
Mình sẽ giải thích cụ thể những thao tác mà bạn có thể làm được với giao diện này.
Bên trái là những tính năng cho phép bạn thực hiện lọc lại kết quả mà bạn vừa tìm, với các Options tương tự như những cái lúc đầu mình đã trình bày ở trên. Nó giúp bạn lọc kĩ hơn để ra được kết quả mong muốn.
Tiếp theo là bạn sẽ thấy 2 tab lựa chọn “Ad group ideas” và “Keyword Ideas” . Mình thấy mọi người rất thường xuyên bỏ qua “Ad group ideas” và chỉ tập trung vào “Keyword Ideas”, thói quen này có thể khiến bạn bỏ qua những gợi ý từ khóa tiềm năng để viết nội dung rất tốt, thu hút traffic cao mà có thể đối thủ của bạn không biết. Ở phần tiếp theo mình sẽ demo qua 1 chút về vấn đề này.
B. CÁCH TÌM TỪ KHÓA LÝ TƯỞNG VỚI GOOGLE KEYWORD PLANNER.
Trước giờ thì các bạn chắc cũng đã quen với cách sử dụng GKP tìm từ khóa rồi, nhưng mà nếu mình không tận dụng hết thì đôi khi lại bỏ qua 1 vài từ khóa tiềm năng mà có thể dùng để làm nội dung rất hay cho website.
Sau khi giới thiệu ở phần A rất chi tiết về công cụ này, tiếp theo mình sẽ hướng dẫn cách mà mình hay dùng để tìm từ khóa viết nội dung bằng công cụ này.
Mình sẽ chọn công cụ đầu tiên trong giao diện GKP là :
Tiếp theo, bạn cần điền 1 hoặc nhiều từ khóa chính. Lưu ý rằng từ khóa đó, không nên chỉ là một từ “hạt giống” . Ví dụ như bạn muốn tìm về bóng rổ chẳng hạn, thì đó nên là “áo đấu bóng rổ” , “giày bóng rổ”, “vớ bóng rổ cao cấp”…
Đó nên là từ khóa không dài, nhưng không ngắn như từ hạt giống, bạn nên miêu tả một chút về sản phẩm/dịch vụ của mình.
Với hướng dẫn này mình sẽ lấy ví dụ như website của mình kinh doanh về sản phẩm mặt nạ dưỡng da tinh chất collagen, mình sẽ tiếp tục tìm từ khóa như sau:
Nhập vào “Your product or service” từ khóa “collagen mask” rồi nhấn Get Idea
Lúc này bảng kết quả sẽ hiện ra với 1 list từ khóa bên tab “Ad group ideas” trước. Không như thói quen nhiều người khác khi dùng GKP, bạn muốn tìm nhiều hơn những từ khóa tiềm năng, có thể đối thủ không biết và ở tab Keyword Ideas cũng không có. Mình thực hiện như sau, chọn bất kì 1 từ khóa quảng cáo Adwords có trong list :
Tại đây mình chọn từ Best Collagen, tiếp tục click vào nó, bạn sẽ có được 1 list từ khóa tạo thành nhóm từ quảng cáo Adwords “Best Collagen” này :
Đây đều là những từ khóa rất tiềm năng để bạn có thể xây dựng nội dung SEO và tập trung SEO cho nó để đẩy trang sản phẩm của bạn lên top Google.
Bạn cứ lặp lại thao tác này với các từ “Ad group” khác vừa tham quan xem có gì hay ho vừa chọn lọc từ khóa luôn. Những từ khóa khi được gợi ý theo cách này thường không xuất hiện ở tab Keyword Ideas.
Sau khi đã xong bước này thì ấn qua Tab “Keyword Ideas” tiếp tục nghiên cứu những từ khóa được gợi ý ở đây.
Như vậy là xong cách Nghiên cứu từ khóa với công cụ miễn phí Google Keyword Planner mà mình thường làm.
Quy trình thì rất đơn giản nhưng để chọn được từ khóa tốt để vừa tối ưu nội dung vừa SEO nó lên top giúp chuyển đổi traffic thành khách hàng tiềm năng thì bạn cần lưu ý 2 tiêu chí sau :
+ Search Volumes (lượng tìm kiếm hàng tháng) : không quá cao, không quá thấp. Tầm không dưới 1000 hoặc 1500 trở lên.
+ Ý nghĩa thương mại của từ khóa (Commercial Intent) nhằm đánh giá được Ý định truy cập của khách hàng (Traffic Intent) thì việc bạn chọn được từ khóa mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao sẽ tốt hơn. Mình đã có giải thích kĩ vấn đề này tại bài viết này, bạn nên tham khảo qua .
Mình sẽ còn viết nhiều về vấn đề Nghiên cứu từ khóa để giúp bạn làm chủ được công đoạn khá là khó nhai này, hi vọng bài hướng dẫn và chia sẻ này của mình hữu ích với bạn. Những vấn đề cần trao đổi, thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới cho mình nhé.
Rất mong nhận được góp ý, chia sẻ thêm từ các bạn để mình có thể hoàn thiện bài viết tốt hơn.
Nguồn: dinhtrang.com